Sản phẩm

Táo bón là tình trạng thường gặp ở con trẻ dẫn đến đầy bụng, đau bụng, quấy khóc, sợ đi đại tiện. Về lâu dài khiến trẻ bị táo bón biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn. Có những biện pháp điều trị táo bón đơn giản, hiệu quả lại đang là ẩn số đối với các bà mẹ. Dưới đây là một vài thông tin về chứng táo bón ở trẻ mẹ cần biết

1. Biểu hiện của chứng táo bón ở trẻ em 

Trẻ bị táo bón có nhiều biểu hiện dễ nhận thấy như số lần đi cầu giảm, phân lổn nhổn khô cứng tuy nhiên mẹ với những biểu hiện này dễ nhầm lẫn do trẻ sơ sinh thì số lần đi cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó nếu mẹ thấy các dấu hiệu dưới đây thì biết trẻ được coi là bị táo bón:

  •  Trẻ giảm tần suất đi đại tiện: Với những trẻ bú mẹ thì <3 lần/ tuần, còn trẻ lớn bị coi là táo bón khi đi đại tiện <2 lần/ tuần.
  •  Trẻ căng thẳng, rặn nhiều mỗi lần đi đại tiện.
  •  Phân mất nước, cứng và khô. Kích thước phân có thể vón cục lớn hoặc nhỏ như phân dê.
  •  Trẻ có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, chán ăn.
  •  Có thể đi ngoài kèm theo máu, hoặc tổn thương hậu môn.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón 

– Chế độ ăn quyết định nhiều đến khả năng tiêu hóa của trẻ. Đạm và chất béo có hại là nhóm thức ăn khó tiêu đối với trẻ. Nếu trẻ bổ sung quá nhiều nhóm thức ăn này sẽ gây cản trở cho hoạt động tiêu hóa. Khi đó, các enzyme tự nhiên không đủ để tiêu hóa thức ăn. Điều này khiến cho thức ăn lưu lại lâu trong đường ruột và dẫn đến trẻ bị táo bón.

– Chất xơ đóng vai trò tăng hấp thu nước vào khối phân. Khi ăn đủ chất xơ phân sẽ mềm mại, dễ dàng tạo khuôn và đẩy ra ngoài. Thiếu chất xơ dẫn đến tình trạng phân mất nước, khó đào thải và dẫn đến táo bón.

Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ bị thiếu nước và chất xơ. Chất xơ giúp giữ nước trong ruột già và giúp thức ăn dễ tiêu hóa nhanh. Đặc biệt ở khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, nếu mẹ cho trẻ ăn thức ăn quá đặc cũng là nguyên nhân trẻ bị táo bón. 

– Trẻ không hợp sữa công thức cũng sẽ dễ dẫn đến táo bón, mẹ nên theo dõi sát sao cho trẻ trong những ngày đầu sử dụng.  

– Trẻ ít vận động, hay cẳng thẳng, thói quen hay nhịn đại tiện trong thời gian dài

– Trẻ bị táo bón do lạm dụng thuốc: Trẻ phải điều trị bằng thuốc do xuất hiện các triệu chứng như còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, viêm đường hô hấp… Việc sử dụng một lượng thuốc khác nhau, lượng dùng nhiều trong thời gian dài cũng gây táo bón ở trẻ em

– Một số chứng triệu chứng trẻ gặp phải cần điều trị bằng phẫu thuật như tắc nghẽn đường ruột, triệu chứng phình đại tràng bẩm sinh

3. Hậu quả khi trẻ bị táo bón kéo dài

Táo bón không quá nguy hiểm nên thường bị bỏ qua, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ ở trẻ em.6

Táo bón là nguyên nhân hàng đầu làm trẻ đầy bụng dẫn đến biếng ăn, bỏ ăn, ăn uống không tiêu. Trẻ em bị táo bón lúc nào cũng có cảm giác khó chịu, chướng bụng, kém hấp thu dinh dưỡng làm trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Phân bị ứ đọng lâu trong trực tràng làm kích thích và có thể gây rối loạn thần kinh: mệt mỏi, bồn chồn, hay quấy khóc, dễ cáu giận, mất tập trung ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Tuần hoàn và nhu động trực tràng bị giảm do sự tích tụ phân lâu ngày gây bệnh trĩ, sa trực tràng, nứt hậu môn.

Sự lưu phân lâu trong đường tiêu hóa làm gia tăng vi khuẩn có hại, các độc tố do các vi khuẩn này sinh ra bị nhiễm vào máu làm nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thậm chí gây nhiễm độc máu và thần kinh.

4. Xử trí tình trạng trẻ bị táo bón

Trẻ bị táo bón dù bất cứ nguyên nhân nào việc điều trị cũng phải bắt đầu bằng thay đổi lối sống và chế độ ăn bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín, uống đủ nước mỗi ngày. 

4.1. Đối với trẻ dưới 6 tháng 

  • Điều  chỉnh chế độ ăn của cả mẹ và bé: Thay đổi chế độ ăn của mẹ: dùng nhiều rau xanh hơn, bổ sung chất xơ, hạn chế các đồ ăn dầu mỡ, cay nóng
  • Mẹ hãy xem bé đã bú đủ hay chưa. Đối với trẻ dùng sữa công thức, hãy xem xét bé có thực sự phù hợp với loại sữa này hay không và có biện pháp đổi sang loại sữa phù hợp với trẻ hơn.
  • Kết hợp một số thao tác sau sẽ giúp trẻ bị táo bón dễ đi ngoài hơn
  • Cho trẻ ngồi trong chậu nước ấm: Nước ấm sẽ giúp phần hậu môn của trẻ được thư giãn và thả lỏng. Khi ngâm hậu môn của trẻ trong nước ấm, cha mẹ có thể kết hợp xoa mông cho trẻ để trẻ dễ đi ngoài hơn.
  • Massage bụng cho bé: Sau khi ăn 1h, ba mẹ có thể nhẹ nhàng massage vùng bụng cho bé. Mẹ dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa đặt ở rốn của trẻ, xoa nhẹ xung quanh theo chiều kim đồng hồ hình xoắn ốc để giúp bé được thư giãn. Động tác này sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ co bóp tốt hơn. Mỗi lần xoa nên kéo dài 5 – 10 phút.
  • Thực hiện động tác đạp xe: Khi đạp xe cho bé, cha mẹ cầm hai chân và di chuyển nhẹ nhàng chân bé mô phỏng đạp xe theo không trung. Lưu ý không nên thực hiện khi bé vừa ăn xong

4.2. Đối với các bé từ 6 tháng trở lên 

– Về chế độ dinh dưỡng: 

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là biện pháp hữu hiệu giúp trẻ ở giai đoạn này phòng ngừa tình trạng trẻ bị táo bón. Mẹ nên cho con ăn hoặc uống sinh tố hoa quả, không nên sử dụng nước ép bởi hầu hết hàm lượng dưỡng chất tồn tại trên phần thịt của rau củ quả…

– Bổ sung đủ nước cho trẻ theo liều lượng phù hợp với từng độ tuổi:

  • Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: Nhu cầu trẻ lúc này khoảng 200-300ml/ngày, lúc này lượng nước trong sữa mẹ vẫn đủ, chỉ cần bổ sung thêm 1 lượng nhỏ. Sau mỗi lần ăn, mẹ cho bé uống thêm khoảng 2 thìa con nước lọc, mỗi lần nhiều nhất khoảng 15-30ml
  • Trẻ trên 1 tuổi: Lượng nước uống tùy thuộc vào nhu cầu của bé, với mức tối thiểu 400ml. Mẹ có thể dựa vào cân nặng của trẻ để xác định lượng nước cần thiết cho cơ thể bé. Cụ thể: 4,5kg cần 425ml nước, 5kg – 510ml, 6,3 kg – 595ml, 7,2kg – 680ml, 8,5kg – 850ml, 9kg – 935ml, 10,9kg – 992ml, 11,8kg – 1020ml, 12,7kg – 1077ml, 13,6kg – 1105ml.

– Cung cấp đủ lượng chất xơ cho cơ thể: Chất xơ tuy không có giá trị dinh dưỡng với cơ thể nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong vấn đề tiêu hóa của trẻ. Để trẻ không bị táo bón cha mẹ cần bổ sung đủ lượng chất xơ cho trẻ theo công thức: (Số tuổi + 5) = số gam chất xơ cần bổ sung cho trẻ trong 1 ngày.

– Cho trẻ vận động, chạy nhảy để kích thích tăng nhu động ruột, để ruột tăng co bóp tống phân ra ngoài.

– Tạo cho trẻ tâm lý vui vẻ thoải mái, cha mẹ tránh lo lắng quá mức và tạo cho con thói quen đi vệ sinh hằng ngày vào giờ cố định

– Ngoài ra với các bé từ 12 tháng tuổi trở lên mẹ nên dùng thêm Thạch táo bón Wilav Jelly cho con trong bữa ăn hằng ngày hoặc mỗi khi bị táo bón. Dòng Thạch dinh dưỡng Wilav Jelly hết táo bón sau 3 ngày sử dụng bởi: 

  • Thạch có bộ 3 chất xơ FOS, Lactulose, Inulin giúp nhuận tràng, cải thiện táo bón
  • Cung cấp phức hợp vitamin B giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng
  • Đặc biệt sản phẩm dạng thạch, dễ ăn đối với trẻ
  • Không cần khó khăn như ép con uống thuốc
  • Chất thạch mềm dẻo, thiết kế đầu bóc thông minh giúp trẻ tránh bị hóc khi ăn

Thạch táo bón Wilav Jelly khuyến cáo sử dụng cho bé từ 1 tuổi trở lên mẹ nhé! Các mẹ có thể mua thạch táo bón Wilav Jelly chính hãng qua các kênh online: 

– Shopee: https://shopee.vn/bicare.vn 

– Fanpage: https://www.facebook.com/thachtaobon

– Facebook: https://www.facebook.com/Bicarevisuckhoetrethoviet

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@bicare.vn 

Trên đây là thông tin về chứng táo bón ở trẻ em  nhà Bicare tổng hợp để mẹ áp dụng cho bé. BiCare luôn muốn dành những điều tuyệt nhất cho các bé yêu của mẹ, vì vậy trong những năm tháng qua, BiCare đã không ngừng nỗ lực và cố gắng để nghiên cứu cũng như đổi mới sản phẩm để phù hợp với các bé. Để nhận tư vấn về sản phẩm và mua hàng, mời quý khách liên hệ tới số hotline 0936.393.185 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất.

BiCare – Chuyên gia bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

 

Bicare logo

CÔNG TY TNHH BICARE

VPĐGVPĐG: Số 57 lô A1 KĐT Mới Đại Kim, P Định Công, Q Hoàng Mai, Hà Nội
VPĐGHOTLINE: 0936393185
VPĐGEMAIL: cskh.bicarepharma@gmail.com
VPĐGMST: 0109494759 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 14/01/2021

CHÍNH SÁCH

KẾT NỐI VỚI BICARE

Bộ Công Thương

Công ty TNHH Bicare giữ bản quyền nội dung trên website này

zalo logo